Bé bị ho phải làm sao? Đây là nỗi lo lắng, bất an của các bậc làm cha mẹ khi chăm bé. Hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện như người lớn nên rất dễ mắc bệnh và sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Do đó, hãy cùng NatuQueens tìm hiểu ngay để có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả cho con mình nhé!

Nguyên nhân làm cho bé bị ho
Các bậc cha mẹ nên biết, ho không phải là một căn bệnh mà đó chỉ là triệu chứng của các bệnh lý khác, tùy theo từng cơ thể và tùy vào từng cơn ho của bé. Ho có thể là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé. Đôi khi thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường hoặc trời trở lạnh đột ngột sẽ làm bé dễ bị nhiễm lạnh và gây nên triệu chứng ho.
Ho cũng có thể là triệu chứng ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Vậy bé bị ho phải làm sao?
Trước tiên, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Vì ho ở bé có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng ho khác nhau như: Ho khan, ho có đờm, ho sù sụ, ho lâu ngày, ho khò khè…
✧ Xác định tình trạng ho của bé
Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị thích hợp và hiệu quả. Nhiều khi chỉ đơn thuần trẻ ho khi bị cảm hoặc chỉ do bộc phát thì có thể tự khỏi. Nếu trường hợp bé ho tím tái ở môi, đầu ngón tay, ngón chân và khó thở, có tiếng khò khè thì phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chuẩn đoán và chữa trị bệnh.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần lưu ý thêm bé càng nhỏ thì khi bị ho rất dễ chuyển nặng. Những biểu hiện bệnh ở các bé thường không rõ ràng, không điển hình nên dễ bị bỏ qua cho tới khi bệnh trở nặng. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ngủ không ngon giấc, ăn uống kém, hay chán ăn, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn ói…cần phải lưu ý có thể bé đang bị bệnh, cần đưa đi khám ngay.
✧ Thường xuyên phải vệ sinh mũi cho bé
Khi bé bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ mỗi ngày 4 – 5 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn. Trong một số trường hợp thông thường, chỉ bằng những cách đơn giản này bé có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý không được tự pha nước muối vì khi tự pha dôi khi sẽ không được vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương. Do đó, hãy nên mua nước muối ở các hiệu thuốc.

✧ Sử dụng thuốc cho bé hợp lý
Nếu bé ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh bệnh nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được nghiên cứu lâm sàng.
Lưu ý: Chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho bé sơ sinh.
Ngoài ra, các mẹ có thể chữa ho cho bé bằng món ăn như: Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn; Canh trứng nấu với mật ong chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm; Bách hợp nấu chè đỗ xanh thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi; Xuyên bối mẫu nấu với lê tốt cho những người bị ho và nhiều đờm; Vừng nấu với bột quả óc chó phù hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm.
Việc bé bị ho nhiều hay là ít điều rất không thể tránh khỏi. Vậy nên cha mẹ nên cẩn thận chăm sóc cho bé và không nên lo lắng quá. Bài viết trên đây cũng cấp một số thông tin xoay quanh vấn đề bé bị ho phải làm sao? Hy vọng giúp cha mẹ có cách chăm sóc con mình tốt hơn, nhằm giúp bé sớm hồi phục bệnh, bé ăn ngon, ngủ yên.