Bé sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng phổ biến, xảy ra do sự co thắt không kiểm soát của cơ hoành. Mặc dù nấc cụt thường vô hại và tự hết sau vài phút, nhưng nếu xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, nó có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến quá trình bú sữa. Theo các chuyên gia nhi khoa, nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc nuốt phải không khí khi bú hoặc trào ngược dạ dày.
Để giúp bé giảm nấc cụt hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như điều chỉnh tư thế bú, giúp bé ợ hơi sau khi bú, giữ ấm cơ thể và tránh để bé bú quá no. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nấc cụt kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe cần được bác sĩ kiểm tra. Hãy cùng NatuQueens tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần đưa bé đi khám để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu!

Tham khảo: Bé sơ sinh bị nấc cụt nguyên nhân do đâu?

1. Do đâu bé sơ sinh bị nấc cụt? Nấc cụt có nguy hiểm không?
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trường hợp bé sơ sinh nấc cụt là rất bình thường. Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, chỉ là một hiện tượng sinh lý chứ không phải là bệnh.
Nguyên nhân làm bé sơ sinh hay bị nấc cụt là do sự co thắt không tự chủ, ngắt quãng của cơ hoành làm cho khí hít vào bị ngưng lại đột ngột, thanh môn của bé bất ngờ bị đóng kín lại. Nấc thường kéo dài khoảng một vài phút và xuất hiện vài lần trong ngày.
Nấc cụt ở bé sơ sinh là phản xạ tự nhiên của thần kinh phế vị. Được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị cho sự vận hành của các cơ hô hấp cho việc thở của bé khi được sinh ra. Bé sơ sinh khỏe mạnh cũng bị nấc cụt khi sinh ra và cơn nấc có thể xuất hiện bất kỳ (nhất là sau khi được sinh ra).
Tình trạng nấc cụt sẽ giảm dần khi bé lớn hơn 1 tuổi. Thường cơn nấc sẽ xuất hiện nhiều nhất khi bé ăn, đổi tư thế nằm, bị nóng hoặc lạnh,…


2. Cách khắc phục hiện tượng bé sơ sinh bị nất cụt
Dù nấc chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên không nguy hiểm. Nhưng nếu bé sơ sinh bị nấc cụt lúc ăn hoặc bú sẽ dễ làm bé sặc, ho nên các mẹ rất lo lắng. Vì thế, để giảm tình trạng bé bị nấc thì mẹ nên chú ý các cách khắc phục sau đây:
➸ Không nên để cho bé sơ sinh bị đói hoặc là bú quá no. Các mẹ nên cân bằng lượng sữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho con lớn lên khỏe mạnh. Giảm được nấc và tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng, béo phì.
➸ Không cho bú quá nhanh, bởi vì nếu cho bé ăn vội vàng sẽ dễ bị sặc sữa. Để bé bú chậm thì việc hấp thu dưỡng chất cũng tốt hơn. Bú nhanh sẽ làm dạ dày giãn nhiều hơi, bé bị nấc thường xuyên hơn.
➸ Nếu bé bị nấc mật độ thường xuyên, mẹ có thể cắt các cơn nấc bằng cách cho bé uống vài thìa nước ấm hoặc cho bú sữa mẹ.
➸ Sau khi cho ăn hay bú thì kê đầu bé cao khoảng 10 phút để sữa và thức ăn xuống dạ dày, lúc đó sẽ tiêu hóa tốt và bé tránh được chứng nấc cụt.


Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở bé sơ sinh bị nấc cụt. các mẹ nên lưu ý những thông tin chia sẻ trên bài viết để có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé nhé!