Bé Sơ Sinh Bị Sặc Sữa Lên Mũi Phải Làm Sao?

Tình trạng trẻ bị sặc sữa lên mũi khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu bị sặc sữa liên tục sẽ rất nguy hiểm. Các mẹ nên biết nguyên nhân và giải pháp làm sao khi bé bị sặc sữa lên mũi để khắc phục ngay khi con bị sặc.

Hãy cùng NatuQueens tìm hiểu ngay giải pháp làm sao khi bé bị sặc sữa lên mũi bên dưới nhé!

tre_so_sinh_hay_oc_sua_len_mui_phai_lam_sao

Bé sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Nguyên nhân làm bé sặc sữa lên mũi

Bé bú bằng miệng, nhưng cổ họng lại nối thông với mũi nên nếu bé bị sặc sẽ trào lên mũi. Hiện tượng này cực kỳ phổ biến, nhất là ở trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi.

Nguyên nhân làm sữa sặc lên mũi là do khả năng kiểm soát các van đóng mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Bé không thể vừa thở vừa bú sữa, nếu thực hiện cùng lúc sẽ dễ làm sữa sặc lên mũi.

Ngoài ra, có những nguyên nhân sau làm bé dễ bị sặc sữa:

 Bé đói quá nên bú vội vàng, bú quá nhanh nên làm sặc, ọc sữa lên trên mũi.

 Bé vừa bú vừa chơi, để ý gì khác, vừa bú lại ngủ gật, khóc khi đang bú nên mất tập trung.

 Mẹ để bé nằm bú cũng là nguyên nhân khiến sữa sặc lên mũi của con.

 Trong lúc bú bé ho, hắt hơi hoặc nấc cụt nên sữa lập tức sặc ra miệng hoặc lên mũi.

 Núm bình sữa quá lớn so với bé, sữa chảy nhanh hoặc khi bú mẹ mà sữa mẹ chảy xuống nhiều, bé nuốt không kịp nên bị sặc.

Nguyên nhân bé bị sặc sữa

Bé sơ sinh sặc sữa do núm bình quá to

Làm sao khi bé bị sặc sữa lên mũi?

Bé thường xuyên bị sặc sữa thì đó là dấu hiệu không tốt, làm hấp thu dinh dưỡng kém và bé phát triển không khỏe mạnh. Sặc cũng làm bé khó chịu, quấy khóc. Nếu thường xuyên bị sặc sữa lên mũi còn là dấu hiệu bé bị bất thường ở đường thở, làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé sau này.

Khi bé sặc sữa, mẹ nên áp dụng các bước sau đây để chữa cho con:

✧ Bước 1: Để bé ngồi thẳng lên, cho bé ho và phun sữa ra bên ngoài. Lau sạch sữa ở miệng, mũi và ở những nơi sữa dính lên. Chờ vài phút mới cho bé bú tiếp.

✧ Bước 2: Hút sữa cho bé nếu bé vẫn còn khó thở, da tái xanh. Mẹ nên dùng miệng hút sữa ở miệng và mũi của bé.

✧ Bước 3: Dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ. Đặt bé nằm úp lên cánh tay và dùng tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng vài cái cho sữa ọc ra hết. Xem thử bé đã hít thở bình thường trở lại chưa.

✧ Bước 4: Đặt bé nằm ngửa ra, 1 tay giữ đầu, tay kia ấn nhẹ vào ngực để bé hít thở đều trở lại.

✧ Bước 5: Nếu trong trường hợp đã thực hiện lần lược 4 bước trên mà bé vẫn còn chưa thở được thì cần đưa bé đi cấp cứu sớm.

 

Bế bé sơ sinh lên vai và vuốt nhẹ lưng mỗi khi bú xong

Những lưu ý để tránh cho con bị sặc sữa

 Chọn cho con loại núm vú cao su vừa vặn với miệng.

 Các cữ bú ngắn, cho bú thường xuyên để làm giảm sặc sữa.

 Không cho bé mặc quần áo quá chật chội.

 Không nên để bé vừa nằm vừa bú hoặc vừa làm việc khác vừa bú sữa.

 Để bé bú ở nơi yên tĩnh để tránh bé bị phân tâm.

 Cho bú đúng bữa, không nên để con quá đói.

 Nếu vú mẹ lớn so với bé thì dùng tay bóp bầu vú cho sữa chảy chậm lại.

 Nếu bé bú mà khóc, ho, sặc thì chờ 1 lát mới cho bú tiếp.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bé mỗi khi bé bị sặc sữa lên mũi. Các mẹ hãy tham khảo để chăm sóc bé nhà mình tốt hơn!