Chăm sóc bé 6 tháng tuổi và những điều mẹ cần biết

Chăm sóc bé 6 tháng tuổi cần rất nhiều sự quan tâm và theo quy trình đúng cách của cha mẹ. Vậy với riêng em bé trai 6 tháng tuổi, chăm sóc cha mẹ cần lưu ý những gì? Nếu bạn cũng có em bé đang chuẩn bị được 6 tháng tuổi và chưa biết chăm sóc ra sao cho đúng cách. Vậy thì NatuQueens sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cần thiết.

Mẹ cần có kỹ năng chăm sóc em bé tốt nhất

Khi con lên 6 tháng, bé sẽ có những kỹ năng mới phát triển

Với các bé trai, khi con lên 6 tháng tuổi, lúc này bé sẽ có sự phát triển rất rõ rệt. Mẹ có thể quan sát và thấy sự thay đổi này ở con rất rõ ràng:

  • Khi mẹ đặt em bé nằm sấp, đầu con đã cứng cáp và sẽ nhấc cao hơn.

Trong giai đoạn này, đầu của bé cũng có thể đổi hướng.

  • Em bé đã có thể lật được và lật ngày càng thành thạo hơn.
  • Nếu giai đoạn trước em bé chưa biết trò chuyện nhiều. Vậy thì đến giai đoạn 6 tháng tuổi này, con sẽ có sự tương tác với cha mẹ nhiều hơn. Bé sẽ nói chuyện, không khí gia đình sẽ trở nên rộn ràng, sôi động hơn.

Thời điểm ăn dặm của bé

Khi nào mẹ nên cho con bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần nắm bắt được khoảng thời gian nào nên cho con ăn dặm tốt nhất. Bởi nếu cho bé ăn dặm quá sớm cũng không tốt cho con, ngược lại nếu ăn dặm quá muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy lựa chọn thời điểm đúng cho bé ăn dặm rất quan trọng.

Mẹ cần xác định đúng thời điểm cho bé ăn dặm

Mẹ cần có sự quan sát để biết được khi nào nên bắt đầu cho con ăn dặm sẽ tốt. Và khoảng thời gian nào chưa nên cho bé ăn dặm.

Ngoài ra, trong quá trình bé ăn dặm, khoảng thời gian đầu không nên ép bé ăn quá nhiều. Thay vào đó hãy cho bé sự lựa chọn ăn ít và sau đó tăng dần đồ ăn đủ dinh dưỡng cho con.

Bé có những biểu hiện muốn ăn dặm

Khi bé có những biểu hiện sau, điều đó có nghĩa là bé thực sự muốn ăn dặm:

  • Khi con có biểu hiện tiết nước dãi nhiều hơn bình thường
  • Khi bé thấy người khác đang uống hoặc ăn gì đó, con sẽ chóp chép miệng.
  • Mẹ đặt  bé ngồi trên ghế dùng để ăn dặm, lúc này cổ còn rất chắc và vững vàng.

Mẹ cần biết tập cho bé ăn dặm đúng cách

Để em bé sau này dễ tiếp nhận đa dạng các loại thức ăn, việc ăn uống dễ dàng hơn. Thì trong quá trình cho bé ăn dặm, ngoài việc cho con ăn các thức ăn phổ biến như cháo, sữa, bột thì mẹ cũng nên cho con ăn thêm những loại trái cây, hoa quả thích hợp để con quen dần.

  • Những loại hoa quả phù hợp với con mẹ có thể tham khảo: xoài, đu đủ, chuối.
  • Các loại sữa chua, phô mai
  • Nếu em lớn hơn, có thể tập cho con uống các loại nước trái cây
  • Nên tham khảo thêm các loại bánh ăn dặm để con tập gặm, nhai, kích thích răng, nướu.

Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé 6 tháng tuổi

Khi chăm sóc em bé sơ sinh 6 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý những điều này:

Nên chú ý giấc ngủ của con

Với các em bé sơ sinh, giấc ngủ với con rất quan trọng, cần thiết. Bởi chỉ khi được ngủ tốt, có giấc ngủ sâu con mới có thể phát triển toàn diện, tối ưu. Ngược lại, nếu con ngủ không ngon, sức khỏe con sẽ nhanh chóng bị giảm sút.

Chú ý giấc ngủ của con

Chăm sóc để con luôn khỏe mạnh

Chăm sóc sức khỏe cho con tốt cũng là điều cha mẹ cần lưu ý. Bởi với các em bé, con dễ bị đau ốm bởi sức đề kháng còn yếu. Phòng ngủ của con nên được thiết kế có ánh nắng tự nhiên, không gian thoáng đãng, dễ chịu.

Không chỉ vậy nhiệt độ trong phòng cũng cần có sự điều hòa vừa phải, không quá nóng, không quá lạnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.

Chăm sóc để bé có sức đề kháng tốt

Trường hợp nào cha mẹ nên chú ý đưa con đi thăm khám bác sĩ?

Nếu bé có một số những biểu hiện sau, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án tốt nhất:

  • Khi bé đã qua 6 tháng tuy nhiên cổ của con vẫn chưa vững. Khi để con ngồi hoặc nằm cơ cổ vẫn chưa tự điều hướng và giữ cân bằng.

Đây là biểu hiện của cơ của con còn yếu, sự phát triển của cơ thể có phần chậm chạp. 

  • Khi nghe những tiếng động xung quanh, em bé không có biểu hiện hướng mắt nhìn tới, hoặc đôi khi giật mình. Những trường hợp này có thể do em bé gặp phải vấn đề về thính giác, âm thanh.
  • Bé không có biểu hiện nhận ra những gương mặt quen thuộc của người thân như gương mặt của bố mẹ. 
  • Bé có cảm giác không hứng thú với đồ chơi, không thích thú vận động. Đây cũng có thể là dấu hiệu của những em bé đang chậm phát triển.

Hiện nay, NATUQUEENS mang đến cho chị em liệu trình chăm sóc em bé toàn diện. Lựa chọn liệu trình này cho bé, con sẽ được chăm sóc để phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần. Liên hệ ngay để được tư vấn trong thời gian sớm nhất!