Trẻ sơ sinh bị hăm tã là điều rất bình thường và phổ biến. Và với việc bé bị hăm tã, nếu tìm hiểu bạn sẽ có được rất nhiều những mẹo để chữa hăm tã cho bé. Bài viết này sẽ chia sẻ với các mẹ mới sinh con, có bé sơ sinh về các chữa hăm tã hiệu quả và an toàn nhất cho bé.
1.Nguyên nhân nào khiến bé bị hăm tã
Việc hăm tã khiến cho các con cảm thấy vô cùng khó chịu. Và hăm tã chính là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng bé trở nên khó chịu hơn, bé sẽ khóc, sẽ quấy bố mẹ nhiều hơn. Theo một thống kê mới đây, cứ 4 trẻ sẽ lại có 1 em bé bị hăm tã.
Tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến hăm tã, nó sẽ giúp cho các mẹ bỉm sữa hiểu được ngọn nguồn của việc dẫn đến tã bị hăm và có biện pháp chăm sóc bé để khắc phục phù hợp nhất:
- Vùng hăm của bé luôn trong tình trạng bị ẩm, ướt, đây sẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến cho bé bị hăm tã. Khi vùng hăm bị ẩm ướt, nó sẽ tác động và dẫn đến hiện tượng trẻ sẽ bị hăm.
- Thực phẩm bé ăn khi ăn dặm mà ba mẹ chọn cho con cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến bé dễ bị hăm.
- Tã, lót không thích hợp, dẫn đến vùng da của chỗ hăm của con không thích ứng được. Điều này là nguyên nhân khiến cho bé bị vùng hăm khó chịu.
- Mẹ quá lạm dụng phấn rôm để bôi lên cho con, đây cũng là nguyên nhân dễ khiến bé bị hăm tã.
- Cơ thể con, cơ thể vùng bị hăm dễ cọ xát với tã và gây ra hăm.
Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến bé hay bị hăm vùng tã. Khi đã nắm được những nguyên nhân trên rồi, lúc này mẹ sẽ có sự lựa chọn chăm sóc cho con, thay đổi khẩu phần ăn thích hợp nhất để bé hạn chế việc bị hăm tã tối đa nhất.
Nguyên nhân bé bị hăm tả
2.Các triệu chứng bé cần được chữa hăm tã
Sau đây là các triệu chứng rất thường gặp khi bé sắp bị hăm tã:
- Vùng da ở chỗ bị hăm, nơi có quấn tã sẽ bị tấy đỏ, bộ phận sinh dục sẽ phát ra mùi hăm, khai.
- Triệu chứng đỏ lan rộng từ vùng hậu môn đến đùi.
- Khi bị hăm tã nặng thì vùng hậu môn có thể sẽ có dấu hiệu bị đỏ tươi, loét và có thể chảy nước, chảy máu nguy hiểm khi bị nhiễm khuẩn.
- Vì có một điểm vùng da bé đang bị tổn thương, nên bé không có giấc ngủ ngon, đôi khi sẽ giật mình khi đang ngủ vì đau. Hoặc khi bạn bế, tiếp xúc vào nơi bị hăm tã, con sẽ khó chịu, con sẽ có biểu hiện khóc nhiều hơn.
- Khi bị hăm tã, trẻ có thể sẽ ăn ít hơn, khóc nhiều hơn, và tâm tính khó chịu hơn.
Đó là những triệu chứng khi bé bị hăm tã. Như vậy, việc nhận ra con bị hăm tã có thể rất dễ để nhận thấy. Cha mẹ chịu khó quan sát và chú ý đến con sẽ nhận ra ngay. Để từ đó có những biện pháp chống hăm tã thích hợp nhất.
- Bài viết liên quan: Khi Bé Bị Hăm Tã Phải Làm Sao?
3. Trẻ bị hăm tã, mẹ tuyệt đối không nên làm những điều này cho con
Khi bé bị hăm tã, nhiều mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm nên chọn cách chăm sóc con chưa đúng. Sau đây là những điều mẹ bỉm sữa tuyệt đối không nên làm khi bé bị hăm tã:
- Để trẻ mang một chiếc bỉm, tã trong quá nhiều giờ
- Sử dụng phấn rôm để bôi và bôi quá nhiều cho con
- Chọn nhiều loại kem bôi cho con mà không qua sự tư vấn của bác sĩ.
Những điều không nên làm khi bé bị hăm tã
4. Để chữa hăm tã cho con mẹ cần lưu ý
Biện pháp để chống hăm tã cho con có rất nhiều. Sau đây là một vài gợi ý hạn chế việc hăm tã bạn có thể tham khảo.
- Khi tắm cho bé xong, mẹ hãy chú ý lau người con thật khô ráo rồi mới quấn tã.
- Đừng để thay tã quá lâu, hay thay tã cho con thường xuyên hơn.
- Bôi phấn rôm lượng vừa phải, đừng để chúng làm bít lỗ chân lông sẽ gây ra hăm tã.
- Việc vệ sinh cho con rất quan trọng. Khi bé đi đại tiện hay tiểu tiện cũng cần lau sạch, sau đó lau bằng nước ấm rồi thấm cho con thật khô mới quấn tã cho con.
- Hãy chú ý và kiểm tra bé để phát hiện trường hợp tã bị ướt để kịp thời thay cho con.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại kem chống hăm phù hợp cho con.
Đó là những lưu ý các mẹ cần nắm để con hạn chế bị hăm tã. Liên hệ với NatuQueens chúng tôi để biết thêm nhiều bí quyết chăm sóc bé hiệu quả và an toàn nhất nhé.