Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2 là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự phát triển thai nhi một cách bình thường và khỏe mạnh nhất. Vậy dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2 như thế nào? Hãy cùng NatuQueens theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!


Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2
Mang thai tháng thứ 2, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với chứng ốm nghén và sẽ gặp khó khăn khi ăn uống như có cảm giác không ngon miệng, thường xuyên buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi… Do đó, mẹ nên cân bằng lại chế độ ăn uống hằng ngày, tích cực tăng cường ăn trái cây vào những bữa ăn phụ vừa tốt cho sức khỏe lại dễ tiêu hóa, cùng với đó bổ sung các loại rau củ quả nhiều chất xơ.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về kế hoạch ăn uống khoa học, điều độ và đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu vào tháng thứ 2, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu tháng thứ 2
Theo các chuyên gia cho biết, ở thời kỳ này não, tủy sống và dây thần kinh của bé đang tiếp tục hình thành phát triển mạnh, nên mẹ bầu cần bổ sung thêm dưỡng chất. Nhưng cần lưu ý, mẹ không chỉ tập trung vào số lượng thức ăn tăng thêm mà nên chú ý đến chất lượng thức ăn mình tiêu thụ mỗi ngày. Đặc biệt, đừng bỏ qua 4 nhóm chất sau:
✫ Axit folic: Axit folic là một loại vitamin quan trọng, cần thiết cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh, giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và giảm tỷ lệ sinh non, sảy thai. Do đó, tháng thứ 2 mẹ bầu vẫn phải bổ sung axit folic trong thực đơn mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu aixt folic bao gồm rau bina, bông cải xanh, cam, ngũ cốc thô, quả bơ, các loại đậu… Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày trong tháng thứ 2.
✫ Chất sắt: Trong giai đoạn này, nguồn cung cấp máu của mẹ tăng thêm để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu không nhận đủ lượng sắt cần thiết, bầu sẽ trở nên mệt mỏi và có thể bị thiếu máu nghiêm trọng. Mỗi ngày, nên bổ sung đủ 27mg. Nếu không nạp đủ sắt qua thực phẩm tự nhiên, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm chất sắc bằng viên thuốc bổ.

✫ Canxi: Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, hệ xương của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Do đó, nhu cầu canxi của các mẹ bầu cũng vì vậy mà tăng lên. Vậy nên, mỗi ngày, mẹ bầu cần tiêu thụ từ 1.000 mg canxi trong giai đoạn này.
✫ Protein: Ngay những tháng đầu tiên khi mang thai mẹ bầu cũng cần bổ sung protein cho cơ thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các cơ bắp và bảo đảm nguồn cung cấp máu đến thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng protein cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 75-100gam.
Khi mang thai tháng thứ 2 mẹ bầu nên tránh ăn gì?
Đối với những mẹ bầu mang thai tháng thứ 2, ngoài việc cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh, thì cũng nên lưu ý một số thực phẩm nên tránh sau đây:
➣ Hạn chế ăn các món tái, sống
Những món ăn còn tái, sống chưa được nấu chín sẽ còn chứa vi khuẩn listeria, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và gây ra nhiều mần bệnh nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn những loại thực phẩm, sống. Ngoài ra, bầu ở thời kỳ này cũng nên hạn chế ăn xúc xích, thịt xông khói… vì có thể chúng chưa được làm chín.
➣ Pho mát mềm
Pho mát mềm mẹ bầu cũng nên tránh, vì có thể trong loại thực phẩm này có chứa vi khuẩn E. coli, gây nhiễm trùng và các biến chứng khác khi mang thai.
➣ Gan động vật
Gan các loại động vật là thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn khi mang bầu tháng thứ 2 (mặc dù trong gan động vật có chứa chất sắc) bởi trong gan có chứa retinol, khi ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị sảy thai.
➣ Sữa chưa tiệt trùng
Bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa các mần bệnh gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Trong sữa chưa tiệt trùng cũng có chứa vi khuẩn salmonella và nhiều vi khuẩn bất lợi khác.
➣ Rượu
Uống rượu khi mang thai là rất nguy hiểm, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa loại thức uống này.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên về vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2 sẽ giúp các mẹ có kế hoạch ăn uống thật hợp lý để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ một cách toàn diện nhất.