Đến tháng thứ 5, thai nhi đã phát triển ổn định và đang trong quá trình hoàn thiện nên rất cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các chị em cùng NatuQueens tham khảo bài viết để có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 nhé!

Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu tháng thứ 5
Sự phát triển của mẹ và thai nhi trong tháng thứ 5
Trong tháng thứ 5 của thai kỳ cả mẹ và bé đều có những thay đổi rất lớn, cụ thể:
✬ Đối với thai nhi: Ở tháng thứ 5, thai nhi thường đạt kích thước khoảng 14-16 cm và nặng khoảng 240 – 260g. Lúc này các bộ phận trên cơ thể bé bắt đầu phát triển rõ rệt và đậm nét hơn. Nhịp tim của thai nhi cũng bắt đầu tăng dần, đập nhanh và mạnh hơn. Xương cùng các cơ thịt cũng phát triển.
Đồng thời, não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Do đó mẹ có thể nói chuyện với bé hoặc hát cho bé nghe khi mình muốn.
✬ Đối với mẹ bầu: Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cũng có rất nhiều thay đổi, như:
➙ Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ rõ, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn. Đồng thời, thể trọng tăng nhanh.
➙ Thai phụ cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.
➙ Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.
➙ Bà bầu trở nên thèm ăn rất nhiều thứ thất thường và ăn rất nhiều.
➙ Giai đoạn này, mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng vào buổi sáng, tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non.
➙ Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: Ợ chua, đầy bụng, táo bón, đôi khi bị trĩ…
➙ Và thai phụ bắt đầu cảm nhận được thai máy.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 nên biết
Với giai đoạn này, các mẹ cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng thật kỹ để ăn đúng và đủ. Vì ở tháng thứ 5 thai nhi bắt đầu phát triển nhanh và phát triển hoàn thiện. Do đó, cần chú ý về một chế độ dinh dưỡng cân đối cả về số lượng lẫn chất lượng. Dưới đây là những dưỡng chất quan trọng mà mẹ cần bổ sung mỗi ngày.
✦ Thực phẩm giàu protein
Một chế độ ăn giàu protein rất cần thiết để bé lớn khỏe mạnh bình thường. Bởi cơ bắp, da và các cơ quan của thai nhi rất cần protein để duy trì và phát triển. Những thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu nành, đậu hũ…
✦ Bổ sung chất sắt
Chất sắt tạo ra những tế bào máu giúp vận chuyển oxy đến từng tế bào của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, sắt còn giúp củng cố hệ miễn dịch. Do đó, mẹ bầu 5 tháng cần cung cấp cho cơ thể từ 20-30mg sắt mỗi ngày, bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa sắt và uống bổ sung các viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
✦ Vitamin và khoáng chất
Vitamin D rất cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn này, do đó mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng vitamin D từ các lại thực phẩm tự nhiên như: Trứng, sữa… ngoài ra, mẹ có thể tắm nắng buổi sáng để tăng lượng vitamin D cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại vitamin A, C, B cũng cần bổ sung để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Các khoáng chất kẽm, selen, magiê, phốt-pho… cũng là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu cho các mẹ bầu trong giai đoạn này.
✦ Canxi
Canxi giúp việc hình thành xương và răng của bé. Hơn thế, canxi cũng tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh, duy trì hoạt động của tim thai nhi. Vậy nên, nhu cầu canxi mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1000mg, mẹ bầu cần chú ý và cần tích cực bổ sung mỗi ngày nhé!
✦ Thực phẩm giàu chất xơ
Khi mang thai chị em cần bổ sung đầy đủ chất sơ, vì chứng táo bón là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ. Các thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là rau xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua, củ cải đường… Bên cạnh đó, mẹ cũng nhớ phải uống nước đầy đủ trong ngày.
✦ Chất béo
Mẹ nên bổ sung các loại cá béo, chất béo từ thực vật thay vì động vật vì chất béo từ thực vật và cá tốt cho tim mạch hơn và chúng cũng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi.
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 cần lưu ý
✔ Bạn cần chú ý nghỉ ngơi một cách khoa hoạc để tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng, nhằm giúp sức khỏe được đảm bảo đến ngày lâm bồn.
✔ Thường xuyên đi bộ, tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế theo sự hướng dẫn của bác sĩ để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.
✔ Cần duy trì việc khám thai theo theo định kỳ, cần vệ sinh phía ngoài âm đạo, thay băng vệ sinh thường xuyên để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
✔ Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áp. Đồng thời, hạn chế việc ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, dứa hay các chất kích thích như rượu, cà phê…
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 vô cùng quan trọng, vì thế qua bài viết trên hi vọng các mẹ có sự lựa chọn thực phẩm đúng nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé.