Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Tháng Thứ 8

Đến tháng thứ 8 thai nhi đã phát triển hoàn thiện, bụng mẹ cũng trở nên nặng nề và mệt nhọc hơn. Vậy chế độ dinh dưỡng cho thai phụ giai đoạn này có cần chú trọng điều gì? NatuQueens chia sẻ các thông tin bổ ích trong bài viết sau để các mẹ bầu an tâm hơn.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8 đúng cách

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8

Thai kỳ tháng thứ 8 là giai đoạn bé đã hoàn thiện về mọi thứ. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé sẵn sàng chào đời với một thể trạng và trí não khỏe mạnh. Chính vì vậy, mẹ cần điều chỉnh, bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bạn thêm một số dinh dưỡng sau:

Bổ sung vitamin và các khoáng chất

Khi mang thai đến tháng thứ 8 mẹ bầu cần bổ sung một số vitamin và các khoáng chất thiết yếu sau:

+ Chất sắt: Đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ cần bổ sung đầy đủ sắt, vì sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi, giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị thất thoát trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Thế nên, cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…

+ Canxi: Đến giai đoạn này thai nhi phát triển gần như hoàn thiện, vì thế, nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé phát triển xương cứng hơn, chống các bệnh xương khớp sau này.

+ Protein: Tăng cường thêm nhiều protein, vì nó giúp kích thích sản sinh sữa mẹ đầy đủ.  Protein có nhiều trong thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt.

+ Chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… để tránh tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém gây ợ nóng…

Thêm chất đạm, carbohydrate và chất béo

Mẹ bầu nên bổ sung chất đạm từ động vật, bơ sữa, rau đậu, và quả hạch…nó rất cần cho sự tăng trưởng của thai nhi trong giai đoạn này. Do đó, cần đảm bảo bổ sung từ 75 đến 100gr đạm mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên tăng cường các axit béo omega-3 có trong cá hoặc có thể uống bổ sung viên dầu cá thay thế nếu không thích cá để tạo điều kiện cho việc phát triển não bộ của bé. Đồng thời, giảm lượng đường tiêu thụ để kiềm chế sự tăng cân quá mức trong giai đoạn này.

Cung cấp đầy đủ Acid Folic

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng cần tăng cường các loại thức ăn giàu acid folic như các loại đậu hạt, các loại rau có lá xanh thẫm và các loại trái cây họ cam, chanh… Vì lượng acid folic trong thời kỳ mang thai rất cần thiết, sẽ giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh của thai nhi từ 50% – 70%.

Ăn ít nhưng nhiều lần

Thay vì ăn quá nhiều thứ trong một lần, thì mẹ bầu nên tập trung vào các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe và mỗi lần ăn một ít. Tuyệt đối không được để bản thân rơi vào tình trạng đói meo, nên chú ý nạp thêm năng lượng cho cơ thể sau  4 tiếng/ 1lần.

Mang thai tháng thứ 8 nên tránh ăn gì? 

Ở những tháng này, việc căn uống với các mẹ sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên chị em vẫn cần phải tránh những loại thực phẩm như sau:

• Không ăn đồ ăn tái sống.

• Nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.

• Không sử dụng cà phê, rượu, các loại nước có gas, tránh xa khói thuốc lá…

• Hạn chế ăn những loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.

• Không nên ăn thức ăn quá mặn như: Cá muối khô, dưa muối…

• Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều mỡ để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

• Nên thả lỏng tinh thần, thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn.

• Cố gắng đi bộ thường xuyên để việc sinh con được dễ dàng hơn.

• Cần đặc biệt chú ý đến việc đi khám sức khỏe theo từng tuần cho tới khi sinh để có thể phát hiện sớm các sự cố như cạn nước ối, vỡ túi ối sớm…

• Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở phía bên ngoài của âm đạo, thường xuyên thay quần nhỏ để vùng kín được khô thoáng.

• Khi thấy xuất hiện hiện tượng đau bụng và chảy máu ở tháng thứ 8 cần phải đưa ngay tới bệnh viện để phòng tránh sinh non.

Tóm lại, để thai nhi phát triển tốt ở giai đoạn này, cần phải có chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8 thật hợp lý và đúng cách. Đồng thời, các mẹ cần có một tâm trạng thật vững vàng để chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ mình chào đời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!