Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Rốn Cho Bé Sơ Sinh

Cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh không phải đơn giản đối với những ông bố bà mẹ mới. Cùng NatuQueens tham khảo những chia sẻ sau đây để có thêm kinh nghiệm hữu ích, chăm con tốt hơn nhé!

cham-soc-ron-cho-be-so-sinh-1
Chăm sóc rốn cho bé cực kì quan trọng trong những ngày đầu mới sinh

        Tầm quan trọng của việc chăm sóc rốn cho bé sơ sinh

      Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh rất quan trọng, vì thời gian rốn khô và rụng hoàn toàn phải mất cả tuần, hoặc thậm chí là cả tháng. Nếu thời gian này bố mẹ không chăm sóc rốn cho bé đúng cách thì khả năng viêm nhiễm rất cao.

      Dây rốn có vai trò trung chuyển dinh dưỡng từ mẹ đến bé khi thai nhi còn nằm trong bụng, giúp bé phát triển và lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày. Khi bé ra đời, dây rốn hoàn thành xong nhiệm vụ nên sẽ được bác sĩ cắt bỏ. Dây rốn từ độ dài 20-60cm khi bé chào đời sẽ được cắt ngắn còn 4-5cm. Sau đó rốn khô và rụng hẳn trong khoảng 7-20 ngày.

Cuốn rốn là vết thương hở, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách thì khả năng nhiễm trùng là rất cao. Bị nhiễm trùng rốn cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến nhiễm trùng máu và gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

cham-soc-ron-cho-be-so-sinh-2
Chăm sóc rốn bé sơ sinh đúng cách giúp ngăn ngừa viêm nhiễm

        Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh

      Việc chăm sóc rốn cho bé sơ sinh cần tuân thủ đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các mẹ nên thực hiện chăm sóc rốn cho bé theo các bước như sau:

– Trước khi vệ sinh rốn cho con, mẹ cần rửa tay bằng xà phòng và dùng cồn 90 độ sát khuẩn tay lại lần nữa. Sau đó rửa tay bằng nước sạch.

– Nếu có băng rốn thì tháo ra, quan sát xem có bất thường như sưng viêm và tấy đỏ hay không? Có mủ hay dịch nhầy, chảy máu không?

– Dùng bông y tế thấm nước ấm (đun sôi rồi để ấm) lau sạch cuống rốn cho bé theo chiều từ chân rốn, thân rốn ra cuống rốn. Thấm miếng bông khác vào nước ấm, dùng bông lau nhẹ nhàng lại một lần nữa.

– Dùng miếng bông thấm nước sạch sát trùng vùng da xung quanh rốn của bé.

cham-soc-ron-cho-be-so-sinh-3
Thời gian rụng rốn ít nhất 1 tuần hoặc có thể lên đến 1 tháng

*Những lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé:

– Tuyệt đối không băng quá chặt và quá kín rốn của bé. Thực tế rốn của bé sơ sinh không cần băng. Nhưng nếu mẹ thấy yên tâm hơn khi băng rốn cho bé thì nên băng vừa phải. Băng quá chặt chỉ khiến vi khuẩn phát sinh và khả năng nhiễm trùng cao hơn mà thôi.

– Không giật núm rốn trước thời gian rốn tự rụng. Rốn sẽ tự khô và rụng theo tự nhiên, và mỗi bé có thời gian rụng rốn khác nhau. Các mẹ không nên thấy bé khác khoảng 6-7 ngày đã rụng rốn mà bé nhà mình chưa rụng thì nắm kéo, giật. Khi kéo giật cuống rốn sẽ làm chảy máu và bé bị đau đớn.

– Các mẹ cũng không nên ngâm bé quá lâu khi tắm. Do rốn chưa khô và rụng nên khi tắm các mẹ nên tắm nhanh cho con. Nếu ngâm quá lâu thì rốn có khả năng thấm nước và nhiễm trùng cao hơn.

– Không tự ý bôi thuốc lên cuống rốn của bé khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Nhiều mẹ còn áp dụng các bài thuốc dân gian như đắp lá, bôi bột tiêu,…vào rốn bé. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ khiến rốn dễ viêm nhiễm hơn mà thôi. Rốn bé sẽ tự rụng, các mẹ không cần quá vội vàng.

      Hi vọng những thông tin chia sẻ trên về cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh và những lưu ý khi chăm sóc rốn của bé giúp các bố các mẹ thêm kinh nghiệm. Các bố các mẹ hãy áp dụng để chăm sóc rốn cho con tốt hơn nhé!