Các mẹ thường dùng tã lót cho bé để bảo vệ làn da non nớt của con. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách sử dụng để bé không bị hăm hay đỏ rát da. Cùng NatuQueens tham khảo các hướng dẫn dùng tã lót đúng cách cho trẻ trong bài viết để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con nhé!


Chuẩn bị tã giấy cho trẻ
Hiện nay, có rất nhiều loại bỉm tã của nhiều hãng sản xuất khác nhau với đa dạng mẫu mã nhằm đáp ứng được nhu cầu của trẻ ở từng giai đoạn khác nhau như: Trẻ sơ sinh, bé gái, bé trai, lúc tập bò, lúc bé đã biết đi… Theo từng độ tuổi, từng trường hợp các bà mẹ cần chuẩn bị loại tã cho trẻ phù hợp nhất để tạo sự thoải mái, không gây gò bó cho trẻ.
Để giúp việc thay tã sạch sẽ, nhanh gọn các bà mẹ nên dùng tã giấy, vì tã giấy có nhiều ưu điểm thuận lợi, khi dùng xong có thể bỏ đi, giá thành rẻ, có chức năng thấm hút sâu, có thể mang đi lại dễ dàng lúc cần thiết…
Nên thay bỉm tã cho trẻ vào thời điểm nào?
Nếu trường hợp bé đi đại tiện thì phải thay tã ngay. Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ các mẹ nên thay bỉm tã cho bé và trong giai đoạn này mẹ nên dùng tã giấy thay cho bỉm sẽ tốt hơn. Từ tháng thứ 2 trở đi mẹ đã có thể dùng bỉm thay cho tã.
Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè và bỉm là từ 4-5 lần. Do đó, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ nên thay một lần. Khi mua bỉm hay tã giấy, cần lưu ý đến cân nặng của bé để mua bỉm/tã giấy phù hợp nhé!
Các bước thay bỉm tã cho trẻ đúng cách
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thay bỉm/ tã để các ông bố, bà mẹ tham khảo và học cách thay bỉm/tã cho con.
❖ Bước 1: Chuẩn bị
Bạn cần phải rửa sạch và lau khô tay trước khi bắt đầu việc thay bỉm, tã cho bé. Sau đó chuẩn bị bỉm/tã sạch, tấm vải lót, khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.
❖ Bước 2: Cởi bỏ tã bẩn và vệ sinh cho bé
Khi cởi bỏ tã nếu mông bé dính phân hay nước tiểu thì bạn hãy dùng ngay tã đó lau sạch rồi gập đôi chiếc tã bẩn lại rồi bỏ đi. Trong quá trình thay tã bạn nên làm nhẹ nhàng và nói chuyện với trẻ để giúp trẻ nằm tỉnh không quậy phá.
Để thay tã và vệ sinh mẹ cần làm theo các bước sau:
➸ Cho trẻ nằm tỉnh, nhấc 2 chân trẻ và nhấc mông trẻ lên.
➸ Tháo tã bẩn người trẻ ra.
➸ Dùng khăn bông hoặc giấy mềm, nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng vùng kín, sau mông trẻ, nhằm ngăn ngừa vi khuẩn lay lan.
❖ Bước 3: Mặc tã/bỉm mới cho bé
➸ Mẹ nên dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để da bé trần vài phút sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ.
➸ Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào.
➸ Tiếp bạn nên bôi kem chống hăm lên mông bé rồi mặc tã mới cho bé.
➸ Kéo miếng dán ở hai bên tã/bỉm dính lại sao cho ôm vừa người bé.
➸ Sau khi đã mặc tã xong, bạn hãy mặc quần áo lại cho bé, đặt bé nằm chơi ở vị trí an toàn rồi dọn dẹp và rửa tay thật sạch.
Kinh nghiệm đóng bỉm cho trẻ
Bé trai với bé gái sẽ có cách đóng bỉm khác nhau, cụ thể:
✯ Đối với bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở vị trí giữa hoặc phía sau khi nằm. Do đó, mẹ cần chọn loại bỉm có thiết kế độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
✯ Đối với bé trai: Khi đóng bỉm phải chú ý đến cậu nhỏ của bé, phải cho chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.
Cách đóng bỉm khiến bé thoải mái như sau:
➝ Chọn loại bỉm có đáy dạng vải, không quá dày, nhất là ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.
➝ Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại.
➝ Chọn kích thước phù hợp với tuổi bé để bỉm không hằn lên bụng và đùi bé, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Với những thông tin trong bài viết trên xoay quanh vấn đề hướng dẫn dùng tả lót đúng cách cho trẻ, hi vọng đã giúp ích cho các ông bố, bà mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ. Chúc các mẹ thành công và có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con yêu của mình nhé!