Bé bám người, lằng nhằng khóc lóc khiến mẹ phiền lòng vô cùng. Natuaral Queen mách một số mẹo để giúp mẹ biết thêm khi bé bám mẹ nên làm gì bên dưới nhé!!!
Bé hay bám mẹ phải làm sao?
❖ Nguyên nhân bé hay bám mẹ?
Nuôi con lớn lên ngoan ngoãn nghe lời mẹ không phải là chuyện đơn giản. Nhiều mẹ vẫn đang đau đầu vì con cứ bám rịt lấy mẹ, cáu gắt đòi mẹ bé, đòi chơi cùng,… Khiến cho mẹ không tập trung vào việc gì được, thậm chí bị stress. Vậy nguyên nhân do đâu bé hay bám mẹ? Các chuyên gia cho biết như sau:
Nguyên nhân bé bám mẹ có thể là do bé quen với môi trường ấm áp trong bụng mẹ và lúc chào đời cũng được mẹ cho bú, ôm ấp, mang đến cho bé cảm giác về người đầu tiên khiến chúng an toàn. Khi tìm hiểu về tâm lý trẻ nhỏ, bé coi người thân cận nhất là người đáng tin. Hiểu về nhu cầu của bản thân, cho nên có sự thiên vị về sự yêu quý dành cho mẹ.
Nhà nghiên cứu thuyết gắn bó Alan Sroufe thuộc Đại học Minnesota (Bắc Mỹ) cũng cho biết hành vi bám mẹ là tâm lý hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là một biểu hiện của bé đang lo lắng. Cần tìm sự bảo vệ an toàn của người thân thiết nhất trước môi trường sống khác. Bé sẽ thường có cảm giác không thể trông cậy vào người khác. Hoặc trong trường hợp nguy hiểm không thể dựa vào ai được cho nên mới biểu hiện thành các hành vi quấy khóc. Bất kể cho dù ăn – chơi – ngủ – đi đâu đều quấn lấy mẹ.

❖ Mẹ nên và không nên làm gì khi bé bám người?
✔ Tập cho con sự tự lập ngay khi nhỏ:
Nếu bé đang vui vẻ với một món đồ chơi, mẹ có thể rời khỏi phòng nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện hoặc hát để bé biết, mẹ ở gần đây thôi. Nếu bé bắt đầu bò ngay sau một món đồ chơi thì mẹ không nên vội vã theo sau bé. Như thế bé sẽ biết là bé vẫn an toàn ngay cả khi không có mẹ ở sát bên.
✔ Hãy giữ bình tĩnh khi nghe con khóc:
Cảm giác sợ xa mẹ ở bé tuy dữ dội nhưng thường ngắn ngủi. Do vậy nếu bạn đã gửi bé ở nhà cho ông bà (hoặc người trông bé). Nên bình tĩnh chào tạm biệt và rời khỏi bé, cho dù sau lưng là tiếng gào khóc đến “xé lòng” của con.
✔ Vui vẻ, tạo cảm giác an toàn cho con:
Các bé đều có thói quen gần gũi với mẹ, quấn mẹ nên chắc chắn bé sẽ kêu khóc thảm thiết khi thấy mẹ đang rời đi. Hãy trấn an bằng cách nói với bé khi nào mẹ trở về, mỉm cười với bé để bé có cảm giác an toàn và không lo sợ khi vắng mẹ.
✔ Hãy tin tưởng vào người trông bé:
Mẹ nào cũng có tâm lý lo lắng khi giao con cho người khác chăm hộ. Vì nghĩ sẽ không kỹ lưỡng như bản thân mình làm. Điều quan trọng để giúp hạn chế hành vi bám mẹ tiêu cực, mẹ phải có niềm tin vào người trông bé khác. Hãy nhớ là ông bà, người thân hay người trông bé sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng để dỗ bé khi mẹ đi khỏi.
✔ Cần kiên trì khuyến khích con:
Mẹ nên kiên trì khuyến khích bé chấp nhận chuyện phải chào tạm biệt trước khi mẹ đi làm. Hãy làm cho bé hiểu rằng mẹ vẫn luôn quan tâm, yêu thương con. Chỉ có rời con đi làm công việc quan trọng rồi sẽ trở về chứ không phải bỏ con. Từ ngày này qua ngày khác bé cũng sẽ quen và bớt quấy đòi mẹ hơn.
✔ Đừng nên lẻn đi mà không lời tạm biệt:
Các chuyên gia cho biết, nếu mẹ lẻn đi khi bé đang ngủ hay mất tập trung sẽ càng chỉ làm bé lo lắng thêm. Mẹ cần luôn nói tạm biệt trước mặt bé. Để bé biết mẹ đi rồi mẹ sẽ quay về. Hãy đặt bé trên sàn nhà với một số đồ chơi để bạn có thể vẫy tay tạm biệt con mà không phải giằng con ra khỏi mẹ.
✔ Không “câu giờ” khi chào tạm biệt:
Các mẹ cần phải thể hiện thái độ dứt khoát khi chào tàm biệt con để tránh tạo thói quen làm nũng, quấy khóc. Mẹ hãy chào con thật ngắn và bước đi thật nhanh, nếu bé khóc, hãy ôm và dỗ bé một chút trước khi rời đi.
✔ Đừng để bé lại với người lạ:
Bé sẽ cảm thấy căng thẳng nếu bị mẹ trao cho một nhóm toàn người lạ. Nếu cần thiết phải để bé lại. Hãy để bé thấy an tâm trong vòng tay mẹ một lát trước khi bé chấp nhận ở lại cùng người bé chưa quen.
✔ Theo dõi thái độ của bé thường xuyên:
Khoảng 15 phút sau khi bạn rời đi, nên gọi điện hỏi thăm xem bé thế nào. Hầu hết sau khoảng thời gian này, bé sẽ thấy an tâm và vui vẻ chơi đùa.
Tóm lại, bám mẹ không đồng nghĩa với bé có khó khăn trong tình cảm sau này mà chỉ là do tâm lý của bé lúc còn nhỏ cần mẹ phải uốn nắn. Hi vọng những mẹo nhỏ trên của NatuQueens sẽ giúp mẹ hiểu hơn khi bé bám mẹ nên làm gì. Chúc các mẹ và bé luôn vui – khỏe!