Bé bị hăm tã phải làm sao các mẹ đã biết chưa? Tình trạng hăm tã rất phổ biến ở các bé sơ sinh, đây không phải là bệnh nhưng lại gây đau đớn, khó chịu và dễ khiến bé viêm nhiễm. Nếu bé nhà mình hăm tã thì các mẹ nên đọc bài viết sau đây để có hướng giải quyết thích hợp.


Triệu chứng của hăm tã ở bé sơ sinh
Hăm tã thường là do bé sơ sinh bài tiết liên tục nhưng không được thay tã kịp thời hoặc ủ tã quá lâu gây hầm nóng, dẫn đến bị hăm tã.
Triệu chứng dễ thấy nhất khi bị hăm tả là da của bé bị nổi mẩn đỏ. Hăm thường xuất hiện ở bụng, vùng kín và kẽ da mông, đùi. Vùng da bị hăm nóng hơn các nơi khác trên cơ thể nên làm bé rất khó chịu (nhất là khi lau người và thay tã cho bé).
Nhiều trường hợp hăm tã nặng sẽ làm bé rất đau đớn, vùng da chỗ hăm xuất hiện vết loét.
Bé bị hăm tã phải làm sao?
Khi bé bị hăm tã, các mẹ nên cởi tã ra để da được tiếp xúc với không khí. Nên cho bé mặc loại tã ít lớp lót, thoáng khí. Các mẹ cũng nên học cách loại bỏ tình trạng hăm tã cho con:
✔ Nếu đang sử dụng khăn lau 1 lần và bé bị nổi mẩn đỏ thì nên chuyển sang loại khăn lau khác. Vệ sinh cho bé sạch sẽ và lau khô người bé.
✔ Giữ vùng da chỗ mặc tã luôn khô thoáng và sạch. Nên thường xuyên thay tã cho bé (trẻ em thường mỗi ngày dùng 6-8 miếng tã).
✔ Mỗi lần thay tã thoa thêm 1 chút thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé để giúp bảo vệ vùng da khỏi viêm nhiễm.

Mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé
Cách phòng hăm tã tái phát mẹ cần lưu ý
Để tránh tình trạng hăm tã tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến bé. Các mẹ nên lưu ý những lời khuyên sau đây:
➢ Nếu đang sử dụng bột giặt hay nước xả vải có mùi thơm nồng. Nên ngưng dùng hoặc sử dụng loại dịu nhẹ, có mùi hương tự nhiên.
➢ Tránh sử dụng các sản phẩm xà phòng, nước xả vải, nước hoa,…của người lớn cho các bé.
➢ Nếu loại tã bé đang dùng khá dày và làm bé khó chịu thì mẹ nên đổi sang loại khác mỏng, thấm hút tốt hơn.
➢ Tránh sử dụng các loại bột phấn vì bé hít vào ảnh hưởng không tốt đến phổi.
➢ Tránh dùng bột bắp vì nó có thể làm vi khuẩn sinh sôi thêm. Làm vùng da hăm tã của bé bị nặng hơn hoặc có thể hăm lây lan ra khu vực xung quanh.
➢ Không mặc các loại quần vải dày, nóng bức. Hãy chọn cho bé những loại quần áo nhẹ và thoáng khí để giúp bé dễ chịu hơn.
➢ Nên sử dụng tã kích cỡ vừa với bé, không nên dùng tã quá chật.
Bài viết đã hướng dẫn cho mẹ cách trị hăm cho bé và biện pháp phòng tránh hăm tã tái phát. Các mẹ nên học hỏi ngay để da của con được khô thoáng, tránh được tình trạng hăm tã nhé!