Kích thước thai nhi theo tuần tuổi và những điều mẹ cần biết

Làm sao để có thể biết được thai nhi có thật sự khỏe mạnh. Thì chúng ta sẽ tiến hành theo dõi kích thước của trẻ qua sự thay đổi của từng tuần tuổi. Ngoài sức khỏe thì những chỉ số này còn có ý nghĩa gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung của bài viết ngày hôm nay.

Làm sao để có thể theo dõi thai nhi phát triển một cách tốt nhất?

Để có thể tiến hành theo dõi chính xác sự phát triển. Cũng như là mẹ có thật sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi hay không. Thì các bác sĩ sẽ chia thai kỳ của mẹ thành tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ 3.

kich-thuoc-thai-nhi-tang-thro-tuan-tuoi-1

Theo dõi sức khỏe của bé qua từng tuần của thai kỳ

Ba giai đoạn quan trọng để mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi

Tam cá nguyệt thứ nhất

Khoảng thời gian để tính chu kỳ thứ nhất là từ tuần 1 đến tuần thứ 12. Ở giai đoạn này thì bé còn rất nhỏ chỉ có kích thước tương đối là 5,4 cm. Và trọng lượng đạt khoảng 14g mà thôi. Vào 3 tháng đầu tiên mẹ nên hết sức cẩn thận giữ gìn cho sức khỏe của mình. Nếu ốm nghén quá nặng thì mẹ cần xin ý kiến của bác sĩ để tìm ra cách khắc phục kịp thời. Vì bất kỳ tác động mạnh nào thì cũng khiến mẹ sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Vào tam cá nguyệt thứ nhất này thì mẹ chưa cần tăng cân. Mà hãy chú ý bổ sung sắt, Vitamin, khoáng chất cần thiết… Giúp cho sự hình thành và phát triển các tế bào bên trong cơ thể của bé một cách tốt nhất.

Tam cá nguyệt thứ hai

Khoảng thời gian để tính tam cá nguyệt thứ hai là từ tuần 12 đến tuần 24. Đến giai đoạn này thì mẹ đã vượt qua quá trình ốm nghén thành công. Nên việc ăn uống sẽ trở nên thoải mái rất là nhiều. Ở tam cá nguyệt thứ hai này thì mẹ có thể đẩy mạnh việc tăng cân của mình lên một chút. Ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như chất béo, canxi, protein, axit folic… Để thai nhi đạt trọng lượng từ 10 – 12 kg.

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kích thước của thai nhi từ đỉnh đầu đến mông. Và đây chính là lúc mà bé của bạn sẽ phát triển hoàn thiện hơn ở những bộ phận. Như mắt, mũi, miệng, tim, hệ thống mạch máu, bàn tay và bàn chân. Đến tháng thứ 6 thì sẽ có nhiều mẹ cảm thấy co thắt nhẹ ở tử cung. Nếu bụng lớn thì sẽ có hiện tượng sa bụng bầu, đẩy thai nhi về gần xương chậu hơn.

Tuy nhiên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là hiện tượng hết sức bình thường. Giúp mẹ đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể. Giúp chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ sau này của mẹ. Nếu lo lắng thì mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn thêm. Chuẩn bị một tâm lý thật tốt để bước qua tam cuối cùng một cách thoải mái nhất.

Tam cá nguyệt thứ 3

Đến giai đoạn này thì mẹ sẽ tăng cân rất nhanh để. Vì bé cần một lượng dinh dưỡng lớn cho sự phát triển của hệ xương, não, chiều dài xương đùi, chiều cao. Và hoàn thiện toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý đến cân nặng của mình. Vì không phải càng tăng nhiều là sẽ tốt. Tăng cân quá mức thời gian này sẽ làm mẹ dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì em bé có kích thước lớn dẫn đến việc là mẹ phải sinh mổ. Thay vì sinh thường theo chuẩn đoán ban đầu của bác sĩ.

Vào giai đoạn này thì các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thường xuyên hơn. Để có thể chẩn đoán chính xác nhất ngày sinh gần nhất của mẹ. Cũng như là sớm phát hiện ra những bệnh lý. Như: đái tháo đường, sưng phù, cao huyết áp… nếu có.

Tam cá nguyệt thứ 3 này sẽ được tính từ tuần 24 đến tuần 36 trở đi. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sự phát triển của trẻ khi tiến hành đo kích thước thai nhi từ đỉnh đầu cho đến gót chân. Đến tuần 36 thì cơ thể của bé sẽ dường như đạt mức phát triển hoàn thiện nhất và mẹ sẽ cảm nhận được con rõ rệt hơn qua hình dáng cơ thể của con và nhất là những cú đạp khi con xoay mình, đùa giỡn.

so-do-thai-nhi-tang-thro-tuan-tuoi-2

so-do-thai-nhi-tang-thro-tuan-tuoi-3

so-do-thai-nhi-tang-theo-tuan-tuoi-4

Hình dáng của con thay đổi qua từng tuần tuổi mà mẹ có thể nhìn thấy

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thì mẹ sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của những số đo theo tuần của thai nhi. Từ đó mẹ sẽ điều chỉnh cho mình  một chế độ ăn thật khoa học để con có được sự phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng của thai kỳ mẹ nhé!