Khi mang thai thì mẹ sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm khác nhau và trong đó có bệnh rubella. Vậy nguyên nhân nhiễm rubella do đâu, và cách phòng tránh như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết ngày hôm nay nhé!
Thế nào là bệnh rubella ở mẹ bầu?
Theo các kết quả nghiên cứu thì Rubella còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức. Đây chính là căn bệnh do virus rubella gây ra. Khi mắc bệnh thì người bệnh sẽ có hiện tượng sốt nhẹ và bắt đầu phát ban.
Với mẹ bầu khi mắc phải rubella không chỉ sức khỏe bị ảnh hưởng mà thai nhi sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nguy hiểm như: khuyết tật tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, trẻ chậm phát triển trí tuệ khi ra… Nhiều trường hợp do không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu rất nguy hiểm.
Mẹ bầu rất dễ bị nhiễm rubella nếu như không được tiêm ngừa trước khi mang thai
Những điều về rubella mà mẹ nên biết
Sau đây là tất cả những gì về rubella mà mẹ có thể tham khảo:
Nếu nhiễm rubella thì mẹ sẽ phải đối mặt với những biến chứng
Một khi cơ thể của mẹ bắt đầu sốt cao và phát ban ra ngoài mỗi lúc một nhiều thì mẹ sẽ phải đối mặt với những trường hợp sau:
+ Mắc rubella trong 20 tuần đầu của thai kỳ thì mẹ rất dễ bị sảy thai.
+ Mắc rubella từ tuần 20 trở đi thì thai nhi rất có thể sẽ chết lưu do không đủ đề kháng để chống lại virus.
+ Mắc rubella trong từ tuần 36 trở đi thì mẹ rất dễ bị sinh non.
Tham khảo thêm:
Mẹ bị mắc rubella có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mình
Làm sao để biết mình phát ban rubella khi mang thai?
Hiện tại thì khi mắc rubella mẹ sẽ không có triệu chứng mất rõ ràng. Tuy nhiên mẹ nên quan sát cơ thể của mình khi có những triệu chứng bất thường của cảm, ho. Tròng vòng từ 7 đến 10 ngày nếu là bệnh rubella thì mẹ sẽ bắt đầu sốt nhẹ và phát ban.
Những triệu chứng mà mẹ có thể nhận biết được đó chính là:
- Trong vài ngày thì nhiệt độ cơ thể của mẹ sẽ ở mức 38 độ C trở lên và không có dấu hiệu hạ.
- Xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra thì mẹ sẽ cảm thấy đau họng và ho rất nhiều.
- Mắt bắt đầu đỏ, chảy nước mắt thậm chí có thể là sưng trong vài ngày.
- Cơ thể bắt đầu phát ban, và mặc dù vết ban đột nhiên biến mất thì các cơn đau ở hạch bạch huyết vẫn kéo dài không dứt.
- Ban phát có hình dáng là những mẫn hồng nổi trên đầu sau đó là lan đến khắp mặt và cơ thể. Nốt ban có thể có hình tròn, hoặc bầu dục có đường kính từ 2 mm.
- Mẹ bị bắt đầu bị đau đầu cũng như là đau nhức cơ khớp.
Mẹ nên làm gì để phòng tránh nhiễm rubella
Thường thì tất cả chúng ta đều được tiêm ngừa rubella khi còn nhỏ, vì thế nguy cơ mắc phải bệnh này khi mang thai là không cao. Thế nhưng, trước khi có kế hoạch mang thai thì mẹ nên đến các cơ sở y tế cũng như là bệnh viện để xét nghiệm để biết khả năng chống lại virus của mình có đủ không? Nếu không đủ thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng cho mẹ để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
- Do đó, trước khi có em bé thì mẹ nên tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) bốn tuần trước khi mang thai.
Mẹ cần tiêm ngừa rubella trước khi mang thai
- Khi thời gian mang thai mẹ không nên chủng vắc-xin, vì thế mẹ cần bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách tránh tiếp xúc những người bị nhiễm rubella. Nếu như có những biểu hiện nghi là triệu chứng của rubella thì mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Sau khi mang thai thì mẹ nên tiêm ngừa vắc-xin cho mình để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.
- Trong thời gian mang thai thì mẹ cần tránh đi du lịch cũng như là đến các địa điểm đông người hay sử dụng các vật dụng vệ sinh nơi công cộng.
Truy cập https://naturalqueen.com.vn hoặc liên hệ với NatuQueens chúng tôi để được tư vấn thêm, hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp thì các mẹ sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm trong việc nhận biết và phòng chống rubella sao cho thật hiệu quả nhé!