Những thay đổi của mẹ bầu khi bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ

Bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì mẹ bầu sẽ có những thay đổi rõ rệt hơn về mặt cơ thể cũng như là sinh lý. Hầu như mẹ nào cũng sẽ cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đau đầu.

Nhưng điều tuyệt vời là mẹ sẽ cảm nhận được sự tồn tại và phát triển của bé ngày một rõ ràng hơn rằng bé đang lớn lên với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Và bài viết ngày hôm nay chúng sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng các bạn nhé!

Thay đổi về cơ thể

Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện. Song song với những hiện tượng trước mà mẹ đã trải qua thì sẽ xuất hiện thêm một số hiện tượng khó khác kèm theo như:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Buồn nôn
  • Cảm giác xót và đau nhức ở vùng xương ức.
  • Chán ăn nhưng vẫn có cảm giác thèm ăn nhiều với một số món nhất định.
  • Bầu vú căng, tức, kích thước ngực to lên, màu da sậm hơn, nhìn rõ mạch máu dưới da.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Thỉnh thoảng sẽ cảm thấy đau đầu.
  • Khó chịu, căng tức ở vùng eo
  • Nhanh đói và ăn khỏe lên.
  • Tâm trạng vào tháng này mẹ sẽ vẫn cảm thấy những thay đổi thất thường như trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Dễ chảy nước mắt vì những chuyện không đâu.
  • Vui, hạnh phúc đan xen với sợ hãi, hồi hộp, thất vọng.

Chế độ dinh dưỡng phù của mẹ bầu vào tháng thứ 3 của thai kỳ

Thời gian đầu thai kỳ, cơ thể sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Đây là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi. Bởi vậy người mẹ cần phải:

  • Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… Giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ

 

 

Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi luôn khỏe mạnh
Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi luôn khỏe mạnh
  • Bổ sung canxi

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.

  • Bổ sung Vitamin

Vitamin D, C hỗ trợ hấp thu canxi cho mẹ và bé. Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi tốt hơn.

Những vấn đề mà mẹ bầu thường mắc phải khi ở tháng thứ 3 của thai kỳ

Táo bón

Đây chính là hiện tượng mà bất kỳ mẹ nào cũng mắc phải và nó sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân chính là sự thay đổi về hormone đã ảnh hưởng đến các cơ của hệ tiêu hóa. Khiến cho đường ruột bị chèn ép. Để cải thiện tình trạng khó chịu này thì mẹ nên:

  • Tăng thêm chất xơ vào bữa ăn hàng ngày
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục và thường xuyên vận động

Chướng bụng, đầy hơi

Hiện tượng này thì không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Nếu kéo dài thì mẹ sẽ chán ăn, dẫn đến cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Biện pháp khắc phục:

  • Không ăn uống những thức ăn có chứa khí gas
  • Ăn từ từ, nhai chậm
  • Ăn đủ no và thay vì là 3 bữa chính thì mẹ có thể chia thành là 6 bữa/ngày
Táo bón nỗi ám ảnh mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua
Táo bón nỗi ám ảnh mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua

Cân nặng không tăng hoặc tăng quá mức

Thông thường, vào 3 tháng đầu tiên. Thai nhi chưa cần quá nhiều lượng thức ăn để tăng cân nhiều như giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp là mẹ bị tăng cân quá mức khiến gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân. Vì thế, mẹ cần lưu ý kĩ những điều sau về vấn đề cân nặng trong tháng này như:

  • Nếu mẹ tăng quá nhanh hoặc không tăng cân một chút nào thì phải xem xét lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày có liệu đã phù hợp
  • Vẫn chưa phải lúc ăn thật nhiều vào thời gian này
  • Nếu đến tháng thứ 3 mà mẹ vẫn còn ốm nghén nặng thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé!

Chăm sóc mẹ bầu có thể nói là một chuyện không hề dễ dàng vì mẹ luôn phải chịu những thay đổi của cơ thể từ việc có em bé. Vì thế hãy thông cảm và hiểu cho mẹ nhiều hơn nhé! Truy cập https://naturalqueen.com.vn hoặc liên hệ với NatuQueens để được tư vấn thêm. Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa cung cấp thì sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn đọc khi tiến hành chăm sóc cho mẹ bầu tại nhà nhé!