Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ có khoảng 75% mẹ bầu phải đối diện với chứng sưng phù. Tuy đây chỉ là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng gì đến thai nhi, nhưng lại làm người mẹ cảm thấy khó chịu. Hãy cùng NatuQueens tìm hiểu ngay các nguyên nhân sưng phù khi mang thai nhé!


Sưng phù khi mang thai phải làm sao?
Nguyên nhân gây sưng phù ở mẹ bầu
Thai phụ bị sưng phù có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu nuôi dưỡng và phát triển thai nhi. Tuy nhiên, chính điều này đã gây nên hiện tượng sưng phù.
Ngoài những nguyên nhân trên, các yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng đến việc sưng phù ở mẹ bầu:
✔ Nhiệt độ thay đổi tăng cao (nhất là vào mùa hè).
✔ Đứng một chỗ quá lâu.
✔ Làm quá việc nhiều, không có thời nghỉ ngơi.
✔ Thiếu hàm lượng kali.
✔ Dùng nhiều caffein.
✔ Ăn nhiều natri (ăn quá mặn).
✔ Do sự thay đổi hormon trong cơ thể phụ nữ mang thai.
✔ Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao.
Vậy sưng phù khi mang thai phải làm sao?
Khi bị sưng phù khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để có thể giảm, tránh hiện tượng phù nề. Cụ thể:
★ Bổ sung thêm kali:
Nếu bạn bị sưng phù do thiếu kali, hãy bổ sung kali vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu ngay. Một số loại thực phẩm giàu kali như: hoa quả, rau xanh, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, thịt gà, thịt đỏ, cá, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu hay các loại hạt đều có chứa kali.
★ Vận động, tập luyên thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên:
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên vận động, tập thể thao điều này sẽ giúp giảm tránh bớt hiện tượng sưng phù. Một số loại hình thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, aerobic, yoga…


Tập yoga giúp hạn chế tình trạng sưng phù
★ Tránh mặc, mang những đồ quá chật:
Mẹ bầu đừng nên mặc quần áo chật, đặc biệt là những đôi giày cao gót hoặc những đôi tất co chặt lấy cổ chân, vì như vậy sẽ làm cho hiện tượng phù nề tăng thêm. Mẹ bầu nên chọn giày bệt, những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.
★ Massage chân, tay:
Mẹ bầu có thể đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu để massage chân, tay (xoa bóp tiền sản). Massage tay, chân bầu giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn, hạn chế tình trạng sưng phù hiệu quả.


Massage giúp lưu thông máu thuận lợi
★ Uống đủ lượng nước:
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt. Đồng thời, giải phóng bớt lượng nước bị tích trữ, giữ lại gây sưng phù.
★ Hạn chế ăn mặn:
Muối, đồ ăn mặn khiến cơ thể bị trữ nước. Do đó, để cải thiện hiện trạng sưng phù, mẹ cần thay đổi thói quen ăn mặn và phải giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Với những thông tin vừa chia sẽ trên về vấn đề sưng phù khi mang thai phải làm sao? Chắc hẳn đã giúp đã giúp mẹ bầu có thêm một số kiến thức cần thiết để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn!