Biện pháp giúp mẹ bầu nói lời tạm biệt với ốm nghén

Nuôi một đứa con trong bụng 9 tháng 10 ngày là điều không hề dễ dàng với các mẹ bầu. Bởi việc mang thai có tác động rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Trong 3 tháng đầu lúc sinh con, mẹ bầu thường có dấu hiệu ốm nghén. Điều này là hiện tượng xảy ra với hầu hết các bà mẹ nhưng lại gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy với những biện pháp chăm sóc bà bầu sau đây, mẹ bầu có thể tự tin nói lời tạm biệt với những cơn ốm nghén đáng ghét rồi.

Có nhiều biện pháp giúp mẹ bầu đánh bay cơn ốm nghén khó chịu

Có nhiều biện pháp giúp mẹ bầu đánh bay cơn ốm nghén khó chịu

Tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu

Biểu hiện

Trong những tháng đầu tiên khi mẹ mang thai em bé, hầu như các mẹ đều có chung một triệu chứng là buồn nôn. Quá trình buồn nôn diễn ra thường là khi các mẹ ngửi thấy mùi thức ăn hoặc là vào lúc sáng sớm. Đây là biểu hiện ốm nghén ở phụ nữ có thai, sau tuần thứ 12 của thai kỳ trở đi, các mẹ sẽ không còn bị ốm nghén nữa.

Nguyên nhân

  • Thay đổi nội tiết tố: Hoóc – môn hCG là thủ phạm chính gây ra tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu. Trong quá trình mẹ mang thai bé, mức độ hCG ở bên trong cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi, dẫn đến việc mẹ bầu thường xuyên cảm thấy muốn buồn nôn.
  • Thay đổi đường tiêu hóa: Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể để hỗ trợ cho quá trình phát triển phôi thai. Do đó mà mức độ progesterone trong dạ dày cũng tăng theo, gây khó tiêu dẫn đến việc buồn nôn, khó chịu.
  • Khứu giác trở nên nhạy cảm: Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, có một sợi dây liên kết giữa estrogen tình dục ở nữ giới và khứu giác. Vì vậy, không khó hiểu vì sao khi mức độ estrogen tăng lên thì khứu giác cũng bị ảnh hưởng theo.

Hậu quả

Ốm nghén thường không có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu người mẹ trong một thời gian dài bị ốm nghén rất nặng  thì sẽ dẫn đến việc chán ăn, cơ thể bị suy nhược. Chất dinh dưỡng không có để hấp thụ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Biện pháp đánh bay cơn ốm nghén

1.     Không bỏ đói cơ thể

Bạn nên biết rằng, việc bạn bỏ đói cơ thể sẽ làm cho cơ thể dễ dàng bị buồn nôn hơn nữa.

Chính vì vậy, thay vì ăn quá nhiều một lúc khiến bạn khó chịu, muốn nôn. Bạn có thể chia thành 5 – 6 bữa một ngày, không quên bổ sung thêm một vài loại trái cây, thức ăn nhẹ để mẹ bầu lúc nào cũng có thể sẵn sàng ăn nhé.

Bữa ăn sáng là bữa ăn bạn cũng không được bỏ. Bởi sau một đêm, bạn chưa ăn gì khiến cho dạ dày bị trống rỗng và khó chịu. Chính vì vậy, một bữa sáng không quá no cũng giúp cho bà bầu giảm ốm nghén. Một ly ngũ cốc, một ly sữa cho bà bầu, hay một ít bánh quy sẽ giúp bà bầu nhấm nháp quên đi tạm thời cơn ốm nghén.

 

 

Bỏ đói cơ thể khiến bạn chỉ muốn nôn ói nhiều hơn trước

Bỏ đói cơ thể khiến bạn chỉ muốn nôn ói nhiều hơn trước

2.     Uống ít nước có ga

Thực ra nước có ga nằm trong danh khách khuyến cáo không nên uống khi đang mang bầu. Tuy nhiên, uống một ít có thể điều trị rất tốt cơn ốm nghén.

Các bạn đổ một ít nước có ga ra ly, sau đó thêm một vài lát gừng rồi mang đi hâm nóng. Với công thức chế biến vô cùng đơn giản, mẹ bầu đã có ngay cho mình một ly nước uống để tiêu diệt cơn ốm nghén rồi.

3.     Hít thở đúng cách

Bất kể trong tình huống nào, nếu các mẹ cảm nhận được mình sắp buồn nôn tới nơi rồi thì đừng lo lắng. Hãy giữ nguyên vị trí, hít thở thật sâu để xoa dịu cho hệ thần kinh. Sau đó, bạn nhẹ nhàng dùng tay bịt vào lỗ mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng cho đến khi cơn buồn nôn tan đi hết.

4.     Không nên ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu

Một trong những nguyên nhân gây buồn nôn ở bà bầu là do tình trạng khó tiêu. Mà ở đây, những món ăn cay, nóng, nhiều dầu lại gây ra tình trạng khó tiêu ở mẹ bầu, làm cho tình trạng mẹ bầu không cải thiện được.

Đồ ăn cay nóng sẽ rất khó tiêu và gây cảm giác buồn nôn cho bà bầu

Đồ ăn cay nóng sẽ rất khó tiêu và gây cảm giác buồn nôn cho bà bầu

5.     Tập thể dục nhẹ nhàng giảm ốm nghén

Một cơ thể với nguồn năng lượng, sức khỏe tuyệt vời là bí kíp cần thiết chống lại tình trạng buồn nôn cho cơ thể. Mỗi buổi sáng, thay vì nằm ì trên chiếc giường không nhúc nhích, mẹ bầu nên rời giường tiến hành vận động cơ thể để tránh tình trạng ốm nghén.

Một số động tác cơ bản mẹ bầu có thể tập như hít sâu vào rồi thở ra, hay một vài động tác yoga như:

  • Tư thế ngọn núi: Bạn ngồi theo kiểu ngồi thiền, hai tay đưa thẳng lên và chắp vào nhau giống như bạn đang khấn vái. Ngồi thẳng lưng và hít thở đều đặn.
  • Tư thế nghiêng người: Đứng thẳng người, hai chân thẳng hơi mở rộng. Sau đó, bạn đưa tay phải lên sao cho khuỷu tay luôn thẳng. Tiếp đó, bạn hít thở đều đưa đầu và thân nghiêng về bên trái. Cuối cùng bạn xoay người lại vị trí ban đầu rồi thả hai tay xuống.
  • Tư thế chiếc ghế: Bạn đứng thẳng chân sao cho đầu gối hai bên song song với nhau. Sau đó, hít thở trong hai giây và nâng cao gót chân của bạn lên. Đồng thời nâng hai tay cao bằng vai, lòng bàn tay nhớ úp vào trong. Thở từ từ rồi quay trở lại tư thế ban đầu.

Với những biện pháp trên, giờ đây mẹ bầu có thể chữa khỏi cơn ốm nghén rồi. Các mẹ thấy đấy, thực ra buồn nôn cũng chỉ là một triệu chứng thông thường trong quá trình mang bầu thôi. Qua 3 tháng thai kỳ, hầu như các mẹ bầu đều không còn gặp những vấn đề về buồn nôn nữa. Nhưng nếu có triệu chứng nặng hơn, không nên chủ quan mà nên đi khám bác sĩ nha.

Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với NatuQueens chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bà bầu giúp vượt qua thời kì mang thai khó khăn này nhé.