Đẻ Con Và Những Hi Sinh Của Mẹ

Đẻ con và những hi sinh của mẹ

Cho dù mẹ đẻ thường hay sinh mổ thì bản thân cũng chịu những thay đổi khó khôi phục như ban đầu. Cùng điểm qua những hi sinh của mẹ sau đẻ thường trong những chia sẻ dưới đây!

Đẻ Con Và Những Hi Sinh Của Mẹ
Đẻ Con Và Những Hi Sinh Của Mẹ

Đẻ thường là phương pháp truyền thống sinh con bản năng của người phụ nữ. Phương pháp này khá an toàn và có rất nhiều ưu điểm nhưng những “dư chấn” sau khi sinh khiến cho người phụ nữ chịu sự “tàn phá” nhan sắc ngoài sức tưởng tượng.

Những thay đổi cơ thể sau khi sinh khiến nhiều chị em cảm thấy mất tự tin về bản thân mình, có thể kể đến như:

✬ Ngực:

Dù bộ phận nào của cơ thể đang thu nhỏ kích thước về lại trạng thái bình thường sau sinh, thì ngực cũng không có bất cứ biến chuyển gì. Ngược lại, đây là còn giai đoạn mà ngực sẽ hoạt động rất nhiều để sản xuất ra sữa cho em bé.

Đó là chưa kể khi đang mang thai, ngực mẹ phát triển quá nhanh khiến cho những vết rạn da đáng ghét xuất hiện, quầng vú và nhũ hoa sẽ trở nên to hơn, đậm màu hơn trông “kém” quyến rũ.

✬ Vòng eo “biến dạng”:

Đối với phụ nữ, số đo vòng 2 là mối bận tâm cực kì lớn. Lúc mang bầu, hẳn nhiên bụng sẽ căng to như một cái trống, các vết rạn bắt đầu xuất hiện, vùng da bụng tối màu đi và còn mọc đầy lông.

Đến sau sinh thường, mẹ phải hứng chịu một vòng bụng “dị dạng” với lớp da thừa nhăn nheo, sạm màu, các vết rạn da xấu xí,… rất hiếm có ai da bụng được mịn màng như thời son rỗi. Và thật sự phải cố gắng rất nhiều mới có thể lấy lại được tầm 70 – 80% vóc dáng ngày xưa.

Vòng eo “biến dạng”

Đối với những bà mẹ đẻ mổ, sau sinh sẽ còn lại “con rết xấu xí” trên bụng. Vết sẹo này không bao giờ biến mất và mẹ sẽ không thể tự tin khoe thân hình bốc lửa của mình trong những bộ đồ tắm. Chưa hết, ai đã sinh mổ lần đầu thì khả năng sinh mổ trong lần mang thai tiếp. Vết mổ lần 2 khi da bụng bị chùng, nhăn, sẽ còn xấu xí hơn nhiều.

✬ Âm đạo cũng “dị dạng”:

Điều này là dĩ nhiên nếu mẹ sinh thường. Vùng kín được cho là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất. Giãn nở kinh khủng nhất… Bởi mẹ vừa đưa em bé nặng tới hơn 3kg đến với thế giới này. Không những vậy, nếu không giãn nở được. Các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu “rạch cửa mình”. Không cần phải nói nhiều, cũng thấu được nỗi đau đớn và các di chứng để lại sẽ như thế nào.

✬ Suy giảm sức đề kháng:

Quan niệm kiêng khem khắt khe của phụ nữ sau sinh như không được tắm, tránh gió, ánh sáng, thực đơn chỉ có 1-2 món, ở trong phòng kín… khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng, cơ thể phục hồi chậm, đề kháng kém.

Ngoài ra, cơ thể mẹ còn đang chịu đựng những cơn đau từ vết mổ, vết rạch tầng sinh môn. Nếu không có sức đề kháng tốt, chị em dễ bị viêm nhiễm, dính tử cung, gây vô sinh.

✬ Tóc rụng:

Trong thời gian mang thai, một số bà bầu có thể mắc phải triệu chứng rụng tóc. Điều này rất đáng sợ vì tóc có thể rụng rất nhiều. Thời gian phục hồi sau sinh là lúc tóc phát triển và mọc dài trở lại. Khi lượng hóc môn đã ổn định, thường thì trong 4 – 9 tháng.

✬ Làn da sẫm màu:

Nếu trong thời gian mang thai, da mặt bạn xuất hiện nhiều mảng tối màu và bị nám rõ rệt ở vùng gò má và quanh cằm. Những vết nám này sẽ nhạt dần và biến mất. Nếu những vết nám không biến mất trong vòng 1 năm sau khi sinh con. Bạn cần đến bác sĩ da liễu để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh da liễu nào đó. Hoặc là tình trạng di truyền trong gia đình và không thể chữa khỏi.

Với một số chia sẻ trên về việc đẻ con và những hi sinh của mẹ đã cho thấy người phụ nữ thật vĩ đại. Vất vả là thế nhưng họ luôn xem việc mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc lớn lao. Các ông chồng hãy biết nâng niu và trân trọng ngươi phụ nữ của mình nhé!